×
Tóm tắt giáo luật nhịn chay: Tác giả nói: “Tóm tắt giáo luật nhịn chay” này là một quyển sách nhỏ nói về các điều kiện, các nguyên tắc bắt buộc, những điều khuyến khích của nhịn chay cũng như giải thích và trình bày làm rõ những gì làm hỏng nhịn chay và những gì không làm hư nó, đồng thời nêu ra những bài học bổ ích quan trọng. Chúng tôi trình bày nội dung quyển sách một cách ngắn ngọn và súc tích, các mục được sắp xếp với những con số để tiện ghi nhớ và dễ hiểu, để người đọc có thể tiếp thu các lời phán của Allah, những lời di huấn của Thiên sứ e, các lời nói của các học giả cùng với các cơ sở giáo luật từ Qur’an và Sunnah một cách dễ dàng và hiệu quả.

    Tóm Tắt Giáo Luật Nhịn Chay

    ] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

    Abdullah bin Jarullah bin Ibrahim Al-Jar

    Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

    Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

    2013 - 1434

    ﴿ خلاصة الكلام في أحكام الصيام ﴾

    « باللغة الفيتنامية »

    عبد الله بن جار الله بن إبراهيم الجار الله

    ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

    مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

    2013 - 1434

    Mục lục

    Chủ đề Trang

    1 – Lời mở đầu 4

    2 – Giới luật về nhịn chay 6

    3 – Nhịn chay khuyến khích 12

    4 – Nhịn chay bị nghiêm cấm 13

    5 – Những bài học bổ ích 14

    6 – Sự thiêng liêng của tháng Ramadan 19

    7 – Lời khuyên 22

    8 – Zakah Fitri 27

    ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ

    Nhân Danh Allah

    Đấng Rất Mực Độ Lượng

    Đấng Rất Mực Khoan Dung

    اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيْكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُوْلُهُ صَلَوَاتُ اللهِ وسَلَامُهُ عَلَيْهِ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ وَمَنْ تَبِعَهُمْ بِإِحْسَانٍ إِلَى يَوْمِ الدِّيْنَ.

    Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Thượng Đế của Toàn vũ trụ và muôn loài, tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác ngang vai và tôi chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Ngài. Cầu xin bằng an và phúc lành cho Người, cho giá quyến của Người, các bạn đạo của Người cũng tất cả những ai đi theo con đường chân lý của họ cho đến ngày Tận Thế.

    “Tóm tắt giáo luật nhịn chay” này là một quyển sách nhỏ nói về các điều kiện, các nguyên tắc bắt buộc, những điều khuyến khích của nhịn chay cũng như giải thích và trình bày làm rõ những gì làm hỏng nhịn chay và những gì không làm hư nó, đồng thời nêu ra những bài học bổ ích quan trọng.

    Chúng tôi trình bày nội dung quyển sách một cách ngắn ngọn và súc tích, các mục được sắp xếp với những con số để tiện ghi nhớ và dễ hiểu, để người đọc có thể tiếp thu các lời phán của Allah, những lời di huấn của Thiên sứ e, các lời nói của các học giả cùng với các cơ sở giáo luật từ Qur’an và Sunnah một cách dễ dàng và hiệu quả.

    Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao ban điều hữu ích cho người viết và người đọc cũng như người nghe và xin Ngài hãy chấp nhận cuốn sách như một việc làm thành tâm của bề tôi và xin Ngài hãy biến nó thành một trong những nguyên nhân gặt hái được những ân huệ của Ngài. Và tất cả mọi ân huệ đều thuộc nơi Ngài, không có một sức mạnh nào, quyền lực nào ngoài sức mạnh và quyền lực của Allah, Đấng Tối Cao.

    l 9 ;

    Giới Luật Về Nhịn Chay

     Nhịn chay là hãm bản thân không ăn, không uống và không quan hệ giao hợp (vợ chồng) để thờ phượng Allah, Đấng Tối Cao.

    ‚ Thời gian của nhịn chay: từ lúc hừng đông cho đến khi mặt trời lặn.

    ƒ Nhịn chay Ramadan là điều bắt buộc (wajib) đối với mỗi tín đồ Muslim và là trụ cột thứ tư trong năm trụ cột nền tảng của Islam.

    „ Nhịn chay Ramadan là điều wajib đối với mỗi tín đồ Muslim đã trưởng thành, tấm trí tỉnh táo và có khả năng nhịn chay.

    … Các điều kiện bắt buộc phải nhịn chay:

    Ä Islam: Người Kafir (người ngoại đạo) không bắt buộc phải nhịn chay cho tới khi nào phải là người Muslim.

    Ä Tâm trí tỉnh táo: Người tâm thần và điên dại hay mê sản không bắt buộc phải nhịn chay cho tới khi nào tâm trí bình thường trở lại.

    Ä Trưởng thành: Nhịn chay không bắt buộc đối với trẻ con chưa trưởng thành (dậy thì), tuy nhiên vẫn bảo ban trẻ con nhịn chay nếu chúng có khả năng nhịn chay để chúng tập quen dần.

    Ä Khả năng nhịn chay: Người không có khả năng nhịn chay không bắt buộc phải nhịn chay, không có khả năng ý nói sự già yếu, bệnh tật không có hy vọng chữa khỏi. Trường hợp này, người tín đồ dùng thức ăn bố thí cho một người nghèo mỗi ngày để thay thế cho việc nhịn chay của mình.

    † Các điều kiện cho việc nhịn chay có sáu điều:

    F Islam: Người Kafir nhịn chay sẽ không được chấp nhận cho đến khi nào y quy thuận Islam.

    F Tâm trí tỉnh táo: Người tâm thần, điên dại hay mê sản, nhịn chay của họ không được chấp nhận cho đến khi họ tỉnh táo trở lại.

    F Ý thức: Trẻ con chưa ý thực được sự việc khi nhịn chay sẽ không được chấp nhận cho đến khi nào chúng biết ý thức được sự việc.

    F Dứt máu kinh nguyệt: Người có kinh không được phép nhịn chay cho tới khi đã dứt kinh.

    F Dứt máu hậu sản: Người đang trong thời kỳ có máu hậu sản không được phép nhịn chay cho tới khi đã hoàn toàn dứt máu hậu sản.

    F Định tâm trong đêm cho mỗi ngày nhịn chay đối với nhịn chay bắt buộc, không có sự định tâm nhịn chay sẽ không được chấp nhận và sự định tâm là ở con tim([1]).

    ‡ Các điều Sunnah (khuyến khích) trong nhịn chay:

    F Trì hoãn bữa ăn Suhur (bữa ăn trước khi nhịn chay) đến cuối đêm trước khi vào giờ Fajar (khoảng một giờ hoặc hơn).

    F Nhanh chóng xả chay khi nào xác định mặt trời đã lặn.

    F Tăng cường và tích cực hơn trong các việc làm từ thiện và ngoan đạo, trong đó, những việc làm cần được tiên phong và quan tâm nhất là duy trì năm lễ nguyện Salah bắt buộc vào đúng giờ giấc của nó cùng với tập thể, thực hiện nghĩa vụ Zakah, làm thêm nhiều lễ nguyện Salah Sunnah (khuyến khích), Sadaqah (bố thí tùy lòng hảo tâm không bắt buộc), đọc xướng Qur’an, tụng niệm, Du-a (cầu xin, khấn vái) và Istighfar (cầu xin Allah tha thứ).

    F Khi nào có ai đó gây chuyện và chửi rủa thì người nhịn chay chớ đừng đáp trả mà hãy nói: Tôi đang nhịn chay. Đấy chính là phong thái tốt lành của Islam để gặt hái được ân phước và tránh điều tội lỗi.

    F Du-a vào lúc gần sắp xả chảy những điều mình mong muốn. Và một trong lời Du-a nên nói cho người nhịn chay là:

    « اللَّهُمَّ لَكَ صُمْتُ وَعَلَى رِزْقِكَ أَفْطَرْتُ فَتَقَبَّلْ مِنِّيْ إِنَّكَ أَنْتَ السَّمِيْعُ الْعَلِيْمُ »

    “Lạy Thượng Đế, vì Ngài bề tôi đã nhịn chay, và với thiên lộc của Ngài bề tôi xả chay, bởi thế, xin Ngài hãy chấp nhận việc làm của bề tôi, quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Biết”.

    F Nên xả chay với các quả chà là chín tươi, nếu không có thì với chà là khô, còn nếu như không có thì với nước lả.

    ˆ Giới luật về những người không nhịn chay trong Ramadan:

    Trong Ramadan, có bốn đối tượng được phép không nhịn chay, họ là:

    Ä Người bị bệnh và căn bệnh sẽ bị ảnh hưởng bởi sự nhịn chay, và người đi đường xa được phép dâng lễ nguyện Salah theo hình thức Qasar: Việc không nhịn chay đối với hai dạng người này được giáo luật qui định là tốt hơn nhịn chay nhưng phải nhịn trả bù lại, tuy nhiên, nếu nhịn chay thì vẫn có giá trị và được ban cho ân phước.

    Ä Người có kinh nguyệt và máu hậu sản không được phép nhịn chay và phải nhịn bù lại vào lúc khác, và nếu họ nhịn chay thì cũng không có giá trị tức không được chấp nhận.

    Ä Người mang thai và người đang trong thời kỳ cho con bú: Nếu họ lo ngại cho đứa con thì được phép không nhịn chay nhưng phải nhịn chay bù lại và bố thí thức ăn mỗi ngày cho một người nhịn chay, còn nếu như họ nhịn chay thì nhịn chay của họ có giá trị, và nếu như họ lo ngại cho sức khỏe bản thân họ thì họ được phép không nhịn chay và chỉ nhịn chay bù lại chứ không phải bố thí thức ăn.

    Ä Người không có khả năng nhịn chay do già yếu và bệnh tật không hy vọng chữa khỏi thì được phép không nhịn chay, thay vào đó là phải bố thí thức ăn mỗi ngày cho một người nghèo với một bụm (của hai bàn tay) lúa mì hoặc nửa Sa’ những loại lương thực khác([2]).

    ‰ Những điều làm hư nhịn chay:

    F Quan hệ tình dục qua âm đạo vào ban ngày của Ramadan là Haram. Đối tượng có hành vi này phải nhịn chay bù lại và phải chịu phạt Kaffarah: giải phóng một người nô lệ, nếu không tìm thấy hoặc không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền (mỗi ngày liên tục), còn nếu không có khả năng nữa thì phải bố thí thức ăn cho sáu mươi người nghèo.

    F Ăn, uống mốt cách có chủ ý, riêng trường hợp quên thì nhịn chay vẫn còn giá trị.

    F Tiêm chất dinh dưỡng hoặc tim máu vào cơ thể do mất máu chẳng hạn. Riêng đối với tiêm thuốc hay các loại chất không phải thuộc dạng dinh dưỡng thì các giới học giả có sự bất đồng quan điểm, nhưng tốt nhất là quan điểm: không tiêm ngoại trừ trường hợp khẩn cấp nếu không thì đợi đến lúc xả chay, mục đích để khỏi rơi vào sự bất đồng giữa các quan điểm.

    F Xuất tinh một cách có ý thức do thủ dâm hoặc mơn trớn kích dục, hoặc do các cử chỉ âu yếm hôn hít; riêng trường hợp bị mộng tinh thì không làm hư nhịn chay vì nó không phải nằm trong chủ ý của một người.

    F Xuất máu kinh nguyệt và máu hậu sản, khi nào người phụ nữ nhìn thấy máu kinh nguyệt hay máu hậu sản thì nhịn chay sẽ không có giá trị.

    F Cố tình nôn mửa (là hình thức làm cho thức ăn, đồ uống từ dạ dày ra ngoài bằng đường miệng), còn nếu như nôn mửa không có chủ ý thì không làm hư nhịn chay.

    F Bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam. Cầu xin Allah che chở những người Muslim tránh khỏi nó.

    õ Lưu ý:

    1- Những điều khiến làm hư nhịn chay được nói trên phải đi kèm theo điều kiện: người nhịn chay phải là người ý thức, hiểu biết và có chủ ý về các điều đó bởi quả thật nếu người nhịn chay là người không có kiến thức, hoặc quên không có cố tình hoặc bị cưỡng ép thì các điều đó không làm hư nhịn chay của y.

    2- Tất cả những gì mà chúng ta không thể kiểm soát cũng như không có khả năng kìm hãm chẳng hạn như bụi đường, chảy máu mũi, chảy máu, mộng tinh, nôn mửa không nằm trong kiểm soát, ... đều không làm hư nhịn chay.

    3- Bắt buộc phải xả chay đối với ai trong tình trạng nguy kịch ảnh hưởng đến tính mạng.

    4- Tất cả những ai bị hư cuộc nhịn chay của mình bởi bất cứ điều gì được đề cập ở trên đều phải nhịn chay bù lại theo các số ngày nhịn chay đã bị hư, đồng thời phải sám hối với Allah và cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi.

    l 9 ;

    Nhịn Chay Khuyến Khích

    — Nhịn chay sáu ngày của tháng Shauwal sau Ramadan để được ân phước trọn vẹn nhịn chay nguyên năm.

    — Nhịn chay ngày thứ hai, ngày thứ năm hàng tuần bởi hai ngày đó là hai ngày mà các việc làm của người bề tôi được trình lên Allah.

    — Nhịn chay ba ngày mỗi tháng được ghi cho ân phước nhịn chay toàn năm bởi một ân phước được nhân thêm mười lần. Tốt nhất là nên nhịn chay ngày mười ba, mười bốn và mười lăm của mỗi tháng.

    — Nhịn chay chín ngày đầu của tháng Zhul-Hijjah trong đó ngày thứ chín chính là ngày A’rafah dành cho người không đi hành hương Hajj.

    — Nhịn chay tháng Muharram, nên nhịn chay ngày chín và ngày mười.

    l 9 ;

    Nhịn Chay Bị Nghiêm Cấm

    — Nhịn chay vào ngày nghi ngờ, đó là ngày 30 của tháng Sha’ban.

    — Nhịn chay hai ngày đại lễ Fitri và Adhha.

    — Nhịn chay những ngày Tashreeq, đó là những ngày: mười một, mười hai và mười ba của tháng Zhul-Hijjah đối với người đi hành hương loại Tamattua’ hoặc loại Qiran khi không có khả năng giết tế con cừu.

    — Ấn định ngày thứ sáu để nhịn chay.

    — Nhịn chay khuyến khích của người phụ nữ khi không có sự đồng ý của chồng cô ta.

    l 9 ;

    Những Bài Học Bổ Ích

    — Bắt buộc người nhịn chay phải nhịn chay Ramadan bằng cả đức tin và niềm hy vọng phần thưởng nơi Allah, không phải vì mục đích gì khác.

    — Có thể người nhịn chay sẽ gặp phải thương tích, cháy máu cam, ói mửa, mất nước hoặc khô cổ họng, nhưng tất cả những điều này không làm hư nhịn chay nếu như không có chủ ý hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

    — Người nhịn chay được phép định tâm nhịn chay khi đang trong tình trạng Junub (đã giao hợp vợ chồng) rồi sau đó mới tắm rửa khi đến giờ Fajar, tương tự, người có kinh nguyệtu và máu hậu sản khi nào đã hết kinh trước giờ Fajar.

    — Khi nào người có máu hậu sản đã sạch trước bốn mươi ngày thì cô ta sẽ tắm, dâng lễ nguyện Salah và nhịn chay.

    — Người nhịn chay được phép dùng Siwak (chà răng bằng một loại cây trầm theo Sunnah của Nabi e) vào đầu và cuối ngày; và đây là Sunnah (điều được khuyến khích) giống như những người không nhịn chay.

    — Bắt buộc các tín đồ dù trong lúc nhịn chay hay không nhịn chay phải duy trì thực hiện đầy đủ các bổn phận và nghĩa vụ trong giáo luật cũng như tránh xa những điều nghiêm cấm để được Allah chấp nhận và ban cho sự thành công.

    — Trong các giờ của Ramadan, nên tích cực làm việc thiện cũng như những việc làm ngoan đạo như dâng lễ nguyện Salah, Sadaqah, đọc xướng Kinh Qur’an, tụng niệm Allah, Du-a, và cầu xin Allah tha thứ.

    — Tất cả mọi tín đồ dù trong lúc nhịn chay hay không nhịn chay phải giữ gìn cơ thể tránh những điều tội lỗi như nói những lời bị nghiêm cấm, nhìn, nghe những điều cấm kỵ, ăn uống những thứ Haram (không được phép), có như vậy nhịn chay của người tín đồ mới có giá trị và được Allah chấp nhận, có như vậy người tín đồ mới nhận được sự tha thứ và được cứu rỗi khỏi Hỏa Ngục.

    — Giáo luật không cho phép ai đó nhịn chay thay người người bệnh, người đi đường xa.

    — Nếu một người đi xa vì mục đích để không nhịn chay thì người đó không được phép đi xa và không được phép không nhịn chay, trường hợp này y bắt buộc phải nhịn chay.

    — Nếu người nhịn chay muốn ăn hoặc uống do quên hay không biết thì người nhìn thấy y phải nhắc nhở và nói cho y biết bởi đó là sự giúp đỡ lẫn nhau trong việc cùng nhau làm việc ngoan đạo và kính sợ Allah.

    — Những gì vào cổ họng từ bụi, khói, hơi nước một cách không có chủ ý cũng như không thể kiểm soát thì không làm hư nhịn chay.

    — Ai ăn trong tình trạng chưa rõ là đã sáng hay chưa thì nhịn chay của y vẫn còn giá trị bởi nguyên gốc là vẫn còn là ban đêm, còn ai ăn trong tình trạng chưa rõ là mặt trời đã lặn hay chưa thì nhịn chay của y không có giá trị bởi bản chất nguyên gốc vẫn còn là ban ngày.

    — Khuyến khích các tín đồ có tấm lòng rộng lượng hơn trong Ramadan và khuyến khích họ tích cực đọc xướng Qur’an để làm theo đường lối của Nabi e cũng như để được Allah ban ân phước và công đức.

    — Những nguyên nhân khiến người bề tôi được Allah tha thứ tội lỗi trong tháng Ramadan là sự nhịn chay của y, đứng dâng lễ nguyện Salah trong đêm của y, cố gắng tìm kiếm ân phước trong đêm định mệnh Qadr bằng cả đức tin Iman và niềm hy vọng, đọc Qur’an, tụng niệm, Du-a, cầu xin Allah tha thứ, sám hối, tiếp đãi đồ xả chay cho người nhịn chay và Sadaqah.

    — Sadaqah tốt nhất là Sadaqah trong tháng Ramadan.

    — Khuyến khích nhịn chay bù cho Ramadan một cách liên tục.

    — Được phép nhịn bù lại vào những ngày có thời gian ban ngày ngắn và thời tiết lạnh cho những ngày nhịn chay đã bỏ lỡ trong những ngày có thời gian ban ngày dài và nắng nóng; và ngược lại.

    — Nhịn chay sẽ tốt hơn không nhịn chay đối với người được phép không nhịn chay nếu như không gặp khó khăn và trở ngại. Bởi quả thật, Allah, Đấng Tối Cao đã phán:

    ﴿ وَأَن تَصُومُواْ خَيۡرٞ لَّكُمۡ ﴾ [سورة البقرة: 184]

    {Và nhịn chay tốt hơn cho các ngươi} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).

    — Nhịn chay là một sự kìm hãm bản ngã, rèn luyện tinh thần kiên nhẫn và chịu đựng.

    — Trong mười ngày cuối của Ramadan, có những điều khuyến khích:

    ü Làm sống động ban đêm bởi lễ nguyện Salah và các việc hành đạo khác.

    ü Đánh thức người nhà dâng lễ nguyện Salah.

    ü Tạm lánh gần gũi với vợ để chuyên tâm hành đạo.

    ü Tắm trong khoảng thời gian giữa Maghrib và I’sha.

    ü I’tikaf: ở luôn trong Masjid để chuyên tâm thờ phượng Allah.

    ü Nhịn chay giúp giảm thiểu nhiều căn bệnh, trong một Hadith, Nabi e có nói:

    « صُوْمُوْا تَصِحُّوْا » رواه ابن السنى وأبو نعيم وحسنه السيوطي.

    “Các ngươi hãy nhịn chay, rồi các ngươi sẽ được sức khỏe!” (Hadith do Ibnu Assina, Abu Na’im và được Assuyu-ti cho là khá tốt ([3])).

    ü Khuyến khích Takbir thật nhiều trong đêm Eid cho đến lễ nguyện Salah Eid được tiến hành. Nên Takbir to tiếng tại các Masjid, trong nhà, ngoài đường và các chợ bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:

    ﴿ وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥ ﴾ [سورة البقرة: 185]

    {Và Ngài muốn các ngươi hoàn tất số ngày (nhịn chay) được ấn định và muốn các ngươi Takbir (tán dương sự vị đại của Ngài) về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).

    Lời Takbir theo Sunnah:

    « اللهُ أَكْبَرُ ، اللهُ أَكْبَرُ ، لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَ اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ وَلِلهِ الْحَمْدُ »

    “Ollo-hu Akbar, Ollo-hu Akbar, La ila-ha illolloh, wollo-hu Akbar, Ollo-hu Akbar, walilla-hilhamdu”.

    “Allah là Đấng vĩ đại nhất, Allah là Đấng vĩ đại nhất, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, và Allah là Đấng vĩ đại nhất, Allah là Đấng vĩ đại nhất, và mọi lời ca ngợi tán dương kính dâng lên Allah”.

    l 9 ;

    Sự Thiêng Liêng Của Tháng Ramadan

    { Nhịn chay Ramadan bằng cả đức tin và niềm hy vọng là trụ cột thứ tư trong các trụ cột nền tảng của Islam.

    { Đứng dâng lễ nguyện Salah trong đêm bằng cả đức tin và niềm hy vọng và sự hành đạo trong mười đêm cuối mang lại ân phước vô cùng to lớn.

    { Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống, Allah, Đấng Tối Cao phán:

    ﴿ شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ ﴾ [سورة البقرة: 185].

    {Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và mang bằng chứng rõ rệt về sự Chỉ đạo và Tiêu chuẩn phân biệt phúc tội.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).

    { Trong tháng Ramadan có đêm định mệnh Qadr, một đêm tốt hơn một ngàn tháng tức ân phước của đêm đó tương đương với ân phước của tám mươi ba năm lẻ bốn tháng.

    { Tháng Ramadan từng là thời gian diễn ra đại chiến Badr, một trận chiến mà Allah đã phân biệt giữa cái chân lý và không chân lý, và Ngài đã ban cho Islam cùng các tín đồ của nó giành thắng lợi và làm cho sự thờ đa thần cùng các tín đồ của nó thất bại thảm hại.

    { Cũng trong tháng Ramadan, Makkah được chinh phục và Allah đã trợ giúp cho Thiên sứ của Ngài e giành thắng lợi khi mà có rất nhiều người vào Islam từng đoàn và từng đoàn.

    { Trong tháng Ramadan, các cánh cửa Thiên Đàng và các cánh cửa của Lòng Nhân Từ nơi Allah được mở ra, các cánh cửa Hỏa Ngục được đóng lại và những tên Shaytan bị xiềng xích.

    { Mùi hôi từ cửa miệng của người nhịn chay ở nơi Allah thơm hơn hương thơm của xạ hương.

    { Các Thiên Thần cầu xin Allah tha thứ tội lỗi cho những người nhịn chay cho tới khi họ xả chay.

    { Trong các Hadith được ghi lại cho biết rằng những lễ nguyện Salah khuyến khích sẽ có giá trị như những lễ nguyện Salah bắt buộc, và những lễ nguyện Salah bắt buộc có giá trị tương đương với bảy mươi lễ nguyện Salah bắt buộc (theo sự ghi nhận của Ibnu Khuzaimah, Albayhaqi và những học giả khác).

    { Trong tháng Ramadan, lòng nhân từ được ban xuống, những tội lỗi được bôi xóa và lời Du-a được chấp nhận và đáp lại.

    { Tháng Ramadan là tháng mà phần đầu của nó là sự nhân từ, phần giữa của nó là sự tha thứ và phần cuối của nó là sự cứu rỗi khỏi Hỏa Ngục.

    { Tháng Ramadan là tháng của sự kiên nhẫn chịu đựng. Và phần thưởng dành cho sự kiên nhẫn chịu đựng là Thiên Đàng.

    { Những người nhịn chay được tha thứ tội lỗi vào cuối đêm của Ramadan, điều đó có nghĩa là người hành đạo và làm việc thiện sẽ được ban cho ân phước ngay khi y đã hoàn thành việc làm của y.

    — Có biết bao nhiêu ân phúc và điều tốt lành trong tháng Ramadan, bởi thế, chúng ta hãy biết nắm bắt cơ hội thiêng liêng hiếm có này mà sám hối cùng với Allah, Đấng Tối Cao, hãy biết tận dụng cơ hội tốt lành này mà làm nhiều điều thiện và ngoan đạo, mong rằng chúng ta sẽ ở cùng với những người được Allah chấp nhận và ban cho sự thành công và thắng lợi.

    l 9 ;

    Lời Khuyên

    õ Quí đồng đạo Muslim thân hữu!

    Ä Hãy nhịn chay tháng Ramadan vì Allah, Đấng Tối Cao bằng cả đức tin Iman và niềm hy vọng để được Ngài tha thứ những tội lỗi đã qua.

    Ä Hãy cẩn trọng, chớ đừng không nhịn chay một ngày nào đó của tháng Ramadan mà không có lý do chính đáng bởi đó là một trong những đại trọng tội đối với Allah.

    Ä Hãy thức đêm để dâng lễ nguyện Salah Tarawih, Tahajjud, đặc biệt hãy nên tích cực hơn trong đêm định mệnh Qadr bằng cả đức tin Iman và niềm hy vọng để được Allah tha thứ hết những tội lỗi đã qua.

    Ä Hãy ăn, uống và mặc với những đồ Halal để các việc làm thiện tốt và ngoan đạo của bạn được Allah chấp nhận và để Ngài đáp lại lời Du-a của bạn. Hãy cẩn thận mà coi chừng, chớ đừng nhịn chay điều Halal rồi xả chay với điều Haram.

    Ä Hãy để một số người nhịn chay cùng xả chay với bạn trên những đồ ăn của bạn để bạn được hưởng thêm ân phước của họ.

    Ä Hãy duy trì đầy đủ năm lễ nguyện Salah vào đúng giờ giấc của nó và cùng với tập thể để được ân phước trọn vẹn của nó và được Allah che chở và thương yêu.

    Ä Hãy Sadaqah thật nhiều và thật nhiều trong tháng Ramadan bởi quả thật Sadaqah tốt nhất là Sadaqah trong tháng Ramadan.

    Ä Hãy coi chừng, đừng để thời gian của bạn trôi đi mà không gặt hái được việc làm thiện tốt nào, bởi quả thật bạn sẽ bị hạch hỏi và tra khảo về thời gian mà Allah đã ban cho bạn.

    Ä Hãy làm Umrah trong tháng Ramadan (nếu có thể) bởi quả thật làm Umrah trong Ramadan sẽ tương đương với hành hương Hajj.

    Ä Hãy hỗ trợ việc nhịn chay ban ngày Ramadan của bạn bằng bữa ăn Shuhur vào phần cuối đêm trước giờ Fajar một lúc.

    Ä Hãy nhanh chóng xả chay sau khi đã xác định mặt trời đã lặn để được Allah thương yêu.

    Ä Hãy tắm Junub trước giờ Fajar để thực hiện các việc hành đạo trong tình trạng sạch sẽ và tinh khiết.

    Ä Hãy nắm bắt cơ hội của tháng Ramadan khi vẫn còn sức khỏe và khả năng mà làm nhiều việc thiện tốt và ngoan đạo: đọc xướng Qur’an cho thật nhiều, đọc và suy ngẫm lời phán của Allah để vào Ngày Phục Sinh Qur’an sẽ biện hộ và cầu xin ân xá cho bạn.

    Ä Hãy giữ chiếc lưỡi của bạn tránh xa những điều dối trá, chửi rủa, phỉ báng, mách lẻo, bởi quả thật tất cả những thứ đó làm mất ân phước của nhịn chay.

    Ä Chớ đừng để sự nhịn chay của bạn ra khỏi phạm vi của nó tức bạn chớ đừng nóng giận và lỗ mãng bởi điều đó không phải là phong thái của người nhịn chay mà bạn phải nên kìm hãm bản thân giữ cho nó bình tĩnh và điềm đạm.

    Ä Hãy nhịn chay bằng lòng kính sợ Allah, Đấng Tối Cao, hãy giữ gìn việc nhịn chay của mình trong sự thầm kín và công khai, hãy tạ ơn ân huệ của Ngài, hãy ngay chính và trung thực trong việc tuân lệnh Ngài bằng cách thực hiện mọi mệnh lệnh được sai bảo và từ bỏ hết mọi điều nghiêm cấm.

    Ä Hãy tụng niệm và cầu xin Allah tha thứ cho thật nhiều, hãy cầu xin Allah ban cho Thiên Đàng và tránh xa khỏi Hỏa Ngục nhân dịp Ramadan ân phúc; đặc biệt là hãy cầu xin Allah lúc xả chay và lúc dùng bữa Suhur, bởi đấy là một trong những nguyên nhân được tha thứ tội lỗi.

    Ä Hãy Du-a thật nhiều, hãy cầu xin cho bản thân bạn, cho cha mẹ và con cái của bạn cùng các anh em Muslim, quả thật, Allah đã ra lệnh bảo phải Du-a và Ngài hứa sẽ đáp lại.

    Ä Hãy sám hối với Allah, Đấng Tối Cao bằng sự sám hối chân thành bất cứ mọi lúc, hãy hứa từ bỏ những điều trái lệnh, hối hận và ăn năn những điều đã làm và quyết định không quay lại tái phạm nữa bởi quả thật Allah chỉ chấp nhận sự sám hối của những ai thực sự sám hối.

    Ä Hãy cố gắng nhịn thêm sáu ngày của tháng Shauwal bởi người nào nhịn chay Ramadan rồi nhịn thêm sáu ngày của tháng Shauwal thì coi như người đó đã nhịn chay nguyên năm([4]).

    Ä Hãy nhịn chay ngày Arafah tức ngày mồng chín của tháng Zhul-Hijjah để được bôi xóa tội lỗi của năm đã qua và năm sắp tới([5]).

    Ä Hãy nhịn chay ngày A’shura tức ngày mồng mười của tháng Muharram cùng với ngày mồng chín để được bôi xóa tội lỗi nguyên năm([6]).

    Ä Sau Ramadan vẫn duy trì đức tin Iman và lòng kính sợ Allah cũng như làm việc thiện tốt và ngoan đạo cho đến hơi thở cuối cùng bởi Allah, Đấng Tối Cao đã phán bảo:

    ﴿ وَٱعۡبُدۡ رَبَّكَ حَتَّىٰ يَأۡتِيَكَ ٱلۡيَقِينُ ٩٩ ﴾ [سورة الحجر: 99]

    {Hãy thờ phượng Thượng Đế của ngươi cho đến khi sự kiên định (cái chết) đến với ngươi.} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 99).

    Ä Hãy biểu hiện kết quả của việc thờ phượng: dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay, Zakah, đi hành hương Hajj bằng sự sám hối chân thành và từ bỏ những thói quen trái giáo luật.

    Ä Hãy thường xuyên Salawat (cầu xin sự bằng an và phúc lành) cho Thiên sứ của Allah e, cho gia quyến của Người, các bạn đạo của Người cùng tất cả những ai đi theo Người cho đến Ngày Tận Thế.

    õ Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy trợ giúp bầy tôi cùng tất cả những người Muslim thành những người nhịn chay Ramadan, những người thức đêm dâng lễ nguyện Salah bằng cả đức tin Iman và niềm hy vọng và xin Ngài hãy thứ cho bầy tôi những tội lỗi đã làm và những tội lỗi chưa làm.

    Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy trợ giúp bầy tôi hoàn thành nhịn chay tháng Ramadan và gặt hái được trọn vẹn ân phước Ngài ban cho, xin Ngài hãy cho bầy tôi gặp được đêm định mệnh Qadr và giành được phần ân phước lớn lao mà Ngài muốn ban cho bầy tôi.

    Lạy Thượng Đế, quả thật Ngài là Đấng Khoan Dung, Ngài yêu thích sự khoan dung, xin Ngài hãy khoan dung với bầy tôi.

    Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy chấp nhận các việc làm của bây tôi bởi quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và Hằng Biết. Hỡi Đấng Hằng Sống, Đấng Bất Diệt, Đấng Oai Nghiêm, Đấng Quảng Đại, cầu xin Ngài ban sự bằng an và phúc lành cho Muhammad e, cho gia quyến của Người và các bạn đạo của Người.

    l 9 ;

    Zakah Fitri

    1. Zakah Fitri là sự thanh lọc bắt buộc của bản thân vì đã hoàn thành cuộc nhịn chay Ramadan.

    2. Mỗi tín đồ Muslim bắt buộc phải xuất Zakah Fitri cho bản thân y và cho những ai mà y phải có trách nhiệm chu cấp và nuôi dưỡng.

    3. Mức xuất Zakah Fitri là một Sa’ lương thực của từng nơi sinh sống.

    4. Một Sa’ tương đương với bốn bụm tay (của hai bàn tay nhập lại) bình thường, tính theo kg độ khoảng 2,5 kg.

    5. Nếu chỉ có khoảng một ít không đủ một Sa’ thì cũng không sao bởi Allah đã phán:

    ﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ وَٱسۡمَعُواْ وَأَطِيعُواْ ﴾ [سورة التغابن: 16]

    {Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi, hãy nghe và hãy vâng lệnh.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).

    6. Tốt nhất là Zakah cho những người nghèo.

    7. Khuyến khích xuất Zakah Fitri cho cả bào thai, không bắt buộc.

    8. Thời điểm xuất Zakah Fitri là vào ngày Eid trước Salah Eid, được phép xuất Zakah Fitri trước ngày Eid khoảng một hay hai ngày nhưng không được phép trì hoãn đến sau Salah Eid.

    9. Xuất Zakah Fitri tại nơi mình có mặt và đang sống.

    10. Không được phép xuất giá trị tương tứng (tiền) bởi điều đó đi ngược lại với Sunnah của Nabi e trừ phi không tìm thấy lương thực hoặc không tìm thấy người nhận thì lúc đó có thể xuất bằng giá trị tương ứng (tiền) cho từng người.

    11. Người nào vào Islam sau khi mặt trời đã lặn để vào đêm Eid thì không phải xuất Zakah Fitri, tương tự khi một người cưới vợ hoặc có con sau thời điểm đó thì không phải xuất Zakah giùm vợ và đứa con; còn nếu như sự việc diễn ra trước đó thì bắt buộc phải xuất Zakah Fitri.

    12. Được phép gộp lại phần Zakah của nhiều người để đưa cho một người và ngược lại cũng được phép lấy phần Zakah của một người đưa cho nhiều người.

    13. Tốt nhất là nên cho người nghèo, người khó khăn và người đang mắc nợ.

    14. Bắt buộc phải đưa đến tay người nhận hoặc thông qua đại diện vào đúng thời điểm xuất.

    15. Mục đích của Zakah Fitri là tẩy sạch người nhịn chay khỏi những điều sàm bậy và dâm ô trong lúc nhịn chay, và để hỗ trợ phần nào cho người nghèo và người túng thiếu để họ cùng có lộc ăn trong ngày Eid, hơn nữa đây là cách thể hiện lòng biết ơn Allah vì Ngài đã cho người nhịn chay hoàn thành nhịn chay một cách tốt đẹp.

    õ Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài, cầu xin Ngài ban bằng an và phúc lành cho một vị tốt nhất trong loài người, tốt nhất trong các vị Nabi của Ngài, Nabi của chúng ta Muhammad e, cho gia quyến của Ngài, các bạn đạo của Ngài cùng những ai đi theo đường lối của Người cho đến Ngày Tận Thế.

    l 9 ;

    ([1]) Xem quyển “Dalil Attalib” tạm dịch là “cẩm nang cho học viên” của Sheikh Mar’a bin Yusuf trang 75, 76.

    ([2]) Xem Umdah Al-Fiqh của Muwaffiq Addin bin Quda-ma trang 28.

    ([3]) Al-Munzdir nói trong Attarghib wal-tarhib: Attabra-ni ghi nhận Hadith này trong Al-Awsat và những người dẫn truyền thuộc thành phần chuẩn xác.

    ([4]) Hadith được thuật lại bởi Abu Ayyub do Muslim ghi nhận.

    ([5]) Hadith được thuật lại bởi Abu Qatadah do Muslim ghi nhận, ý nghĩa các tội lỗi được bôi xóa là các tội lỗi nhỏ với điều kiện phải tránh xa những đại trọng tội.

    ([6])Hadith được thuật lại bởi Abu Qatadah do Muslim ghi nhận, ý nghĩa các tội lỗi được bôi xóa là các tội lỗi nhỏ với điều kiện phải tránh xa những đại trọng tội.