×
E’tikaaf & Những Gì Liên Quan: Bài viết phân tích các chủ đề sau: • Điều Kiện Của E’tikaaf •Nhân đây tôi muốn gởi đến các bạn cung cách của Nabi  trong việc E’tikaaf • Bắt Đầu & Kết Thúc Của E’tikaaf • E’tikaaf Trong Phòng Nằm Trong Masjid • Người E’tikaaf Có Được Phép Rời Masjid • Người E’tikaaf Rời Khỏi Masjid Là Đã Làm Điều Hư E’tikaaf • Giáo Lý E’tikaaf & Bằng Chứng • Thời Gian Ngắn Nhất Của E’tikaaf • Ân Phước Của E’tikaaf • Chỉ E’tikaaf Chỉ Được Trong Ba Masjid • E’tikaaf Được Phép Trong Ramadan & Các Tháng Khác • E’tikaaf Của Nam và Nữ Chỉ Được Ở Masjid

    E’tikaaf & Những Gì Liên Quan

    ] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

    Muhammad Saaleh Al-Munajjid

    Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa

    2012 - 1433

    ﴿ الاعتكاف ومشروعيته ﴾

    « باللغة الفيتنامية »

    محمد صالح المجند

    ترجمة: محمد زين بن عيسى

    2012 - 1433

    ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ

    Điều Kiện Của E’tikaaf

    Định nghĩa E’tikaaf:

    E’tikaaf là việc ẩn mình trong Masjid để hành đạo vì Allah, không quan tâm đến chuyện ngoài Masjid và bắt cứ việc nào khác liên quan đến cuộc sống trần gian và không ra khỏi Masjid ngoại trừ thật cần thiết.

    Hỏi:

    Điều kiện của E’tikaaf là gì, nhịn chay có nằm trong điều kiện đó không, người E’tikaaf có được phép đi thăm viếng người bệnh hoặc đáp lại lời mời hoặc giải quyết chuyện gia đình hoặc theo sau người chết đến mộ hoặc đi đến sở làm ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Bắt buộc phép E’tikaaf trong các Masjid dâng lễ Salah tập thể thứ sáu.

    Người E’tikaaf không bắt buộc phải nhịn chay.

    Theo Sunnah (đường lối của Nabi e) người đang E’tikaaf không đi viếng thăm người bệnh, không đáp lại lời mời, không giải quyết chuyện gia đình, không theo người chết đến mộ cũng không đi đến công sở trong suốt thời gian E’tikaaf, bởi được truyền lại từ bà A’-y-shah i đã nói: “Theo Sunnah là người đang E’tikaaf không đi thăm viếng người bệnh, không đi theo người chết đến mộ, không gần gủi cũng không mơn trớn vợ, và cũng không đi ra khỏi Masjid trừ phi bắt buộc phải đi.”([1])

    Phúc đáp từ Hội Đồng Thường Trực Nghiên Cứu & Phúc đáp (10/410)

    dkf

    Nhân đây tôi muốn gởi đến các bạn cung cách của Nabi e trong việc E’tikaaf.

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Cung cách E’tikaaf của Rasul e rất hoàn mỹ và dễ dàng làm theo.

    Lần đầu tiên là Rasul e E’tikaaf vào mười ngày đầu của tháng Ramadan, rồi đến mười ngày giữa để săn đón Laylah Al-Qadr (đêm định mệnh). Đến khi Người biết được đêm định mệnh nằm ở mười ngày cuối cùng của Ramadam thế là sau đó Người chỉ E’tikaaf vào mười ngày cuối cho đến ngày trở về với Thượng Đế Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao.

    Có năm Rasul e không E’tikaaf được vào mười ngày cuối thế là Người E’tikaaf bù lại vào mười ngày đầu của tháng Shawwaal (tức tháng 10) ngay sau đó.([2])

    Vào năm Rasul e từ trần, Người đã E’tikaaf đến hai mươi ngày.([3])

    Trong bộ Fat-h Al-Baary ghi rằng: “Lý do Rasul e đã E’tikaaf hai mươi ngày là do Người nhận biết được đây là năm cuối đời nên muốn hành đạo thật nhiều nhằm di huấn cộng đồng cần cố gắng hơn nữa trong sự hành đạo khi đã ở vào độ tuổi xế chiều để được trở về với Allah trong trạng thế tốt đẹp nhất. Có ý kiến khác cho rằng: Là do Jibreel đã đến dò lại Qur’an với Người đến hai lần trong năm cuối đời trong khi trước đó chỉ một lần nên Rasul e mới E’tikaaf với số lượng gấp đôi.

    Nhưng lý do mạnh nhất, đáng tin cậy cho việc Rasul e E’tikaaf hai mươi ngày là bởi năm trước đó Rasul e rời khỏi Madinah trong tháng Ramadan không kịp E’tikaf nên Người đã E’tikaaf bù lại vào năm sau.” Câu nói này do Al-Nasaa-y, Abu Dawood ghi lại và được Ibnu Hibbaan xác thực từ câu nói của Abai bin Ka’b.([4])

    Trước kia Rasul e ra lệnh mọi người làm cho một cái lều để trong Masjid rồi Người ở trong đó ẩn thân xa lánh thế tục, chuyên tâm trong việc hành đạo tôn thờ Allah.

    Có lần Rasul e E’tikaaf trong một cái lều nhỏ và Người đặt một chiếc chiếu ở cửa.([5])

    Ông Ibnu Qaiyim nói trong bộ Zaad Al-Ma-a’d (2/90): “Những gì Rasul e đã làm mới được gọi là E’tikaaf, khác xa việc ngày nay mọi người chọn một không gian rộng rãi thoải mái để tiếp đón mọi người đến thăm rồi bàn bạc, trò chuyện với nhau. Đúng là cách E’tikaaf của họ là một lẽ còn cách E’tikaaf của Rasul e là một lẽ khác, cả hai khác nhau hoàn toàn.”

    Suốt khoảng thời gian E’tikaaf Rasul e ở luôn trong Masjid, đến khi thật sự cần thiết Người mới ra ngoài như mẹ của những người có đức tin bà A’-y-shah i kể: “Khi E’tikaaf là Rasul e không bước vào nhà đến thật cần thiết.”([6])

    Theo đường truyền riêng của Muslim thì ghi: “Ngoại trừ giải nhu cầu riêng.” Ông Al-Zuhry giải thích đó là vệ sinh.

    Rasul e luôn quan tâm đến vệ sinh thân thể nên Người thường hay đưa đầu vào nhà để bà A’-y-shah gội đầu và chải tóc.

    Bà A’-y-shah i kể: “Trong thời gian Rasul e E’tikaaf, Người thường đưa đầu vào phòng để tôi chải tóc và lúc đó tôi đang có kinh nguyệt.”([7]) Có đường truyền khác cũng do Al-Bukhary và Muslim ghi lại: “Để tôi gội đầu cho Người.”

    Chuyên gia Hadith Ibnu Hajar nói: “Dựa vào Hadith được phép vệ sinh thân thể, tắm gội, xịt dầu thơm và chải tóc trong suốt thời gian E’tikaaf.”

    Phương châm E’tikaaf của Rasul e là Người không đi thăm viếng người bệnh, không đi theo người chết đến mộ nhằm hưởng được trọn vẹn ân phước của việc E’tikaaf, xa lánh thể tục và một lòng hướng về Allah.

    Bà A’-y-shah i kể: “Theo Sunnah là người đang E’tikaaf không đi thăm viếng người bệnh, không đi theo người chết đến mộ, không gần gủi cũng không mơn trớn vợ, và cũng không đi ra khỏi Masjid trừ phi bắt buộc phải đi.”([8])

    Câu: “không gần gủi cũng không mơn trớn vợ” tức không gần gủi với mục đích giao hợp. Ông Al-Shawkaany nói trong quyển Nailul Awtaar.

    Khi đêm đến các bà vợ thường hay đến thăm Rasul e, đến khi họ đứng dậy về thì Người cũng đứng dậy tiển họ.

    Có lần bà Safiyah đến thăm Rasul e lúc Người đang E’tikaaf vào mười ngày cuối Ramadan, bà đã ở chơi với Người một tiếng đồng hồ. Đến khi bà đứng dậy thì Người cũng đứng dậy đưa bà vào nhà.([9])

    Tóm lại, cách E’tikaaf của Rasul e rất dễ dàng thực hiện và suốt thời gian E’tikaaf là dùng để tụng niệm, tán dương Allah và săn đón Laylatul Qadr (đêm định mệnh).

    Tham khảo thêm Zaad Al-Ma-a’d của Ibnu Al-Qaiyim (2/90) và quyển E’tikaaf dưới cái nhìn giáo dục của tiến sĩ Abdul Lateef Baalatu.

    Trích từ Islam, hỏi và đáp.

    dkf

    Bắt Đầu & Kết Thúc Của E’tikaaf

    Hỏi:

    Tôi muốn E’tikaaf vào mười ngày cuối của Ramadan, nên muốn biết thời gian bắt đầu để đi vào Masjid và thời gian kết thúc để đi ra ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Thứ nhất: Thời gian bắt đầu

    Theo câ nói của đại đa số ﷻ‬’lama học giả Islam (điển hình như Abu Hanifah, Maalik, Al-Shafi-y và Ahmad s) cho rằng: Ai muốn E’tikaaf vào mười ngày cuối Ramadan bắt buộc y phải vào Masjid trước mặt trời lặn của đêm 21. Và họ đã đưa ra rất nhiều bằng chứng điển hình như:

    1- Được xác định rằng Rasul e đã E’tikaaf vào Al-ﷻ‬’sh-ﷺ‬ Al-Awaakhir (mười ngày cuối) Ramadan.([10])

    Dựa vào Hadith này là Rasul đã E’tikaaf chủ yếu là ban đêm bởi chữ “Al-ﷻ‬’sh-ﷺ‬” là dùng để miêu tả về ban đêm giống như Allah đã phán:

    ﴿وَلَيَالٍ عَشۡرٖ ٢﴾ الفجر: 2

    {Và TA thề bởi mười đêm (cuối của Ramadan).} Al-Fajr: 2 (chương 89). Và mười đêm cuối bắt đầu vào đêm 21.

    Dựa vào những gì phân tích ở trên bắt buộc phải vào Masjid trước mặt trời lặn của đêm 21.

    2- Ông Al-Sundy nói trong phần chú thích của Al-Nasaa-y: “Mục đích chủ yếu của việc E’tikaaf là săn đón đêm định mệnh, đêm 21 thuộc về đêm lẻ và có thể sẽ là đêm định mệnh, nên buộc người E’tikaaf phải bắt đầu vào Masjid ngay đêm đó.”([11])

    Bà A’-y-shah i kể: “Trước kia, khi muốn E’tikaaf là Rasul e bắt đầu ngay sau khi hành lễ Salah Al-Fajr.”

    Có một số tiền nhân xưa đã áp dụng Hadith này tức khi muốn E’tikaaf thì họ bắt đầu ngay sau Salah Al-Fajr và cả giới ﷻ‬’lama của Hội Đồng Thường Trực (10/411), Sheikh Ibnu Baaz (15/442) cũng làm theo. Nhưng họ đã bị đại đa số ﷻ‬’lama đáp lại như sau:

    Câu trả lời thứ nhất: Rasul e vào E’tikaaf là trước mặt trời lặn của đêm 21 nhưng đến sau Salah Al-Fajr sáng ngày 21 Người mới vào chổ dành riêng cho E’tikaaf.

    Imam Al-Nawawy nói: “Đối với câu “Trước kia, khi muốn E’tikaaf là Rasul e bắt đầu ngay sau khi hành lễ Salah Al-Fajr.” Với Hadith này mà ông Al-Awzaa-y’, ông Al-Thawry và một trong hai ý kiến của ông Al-Layth đồng cho rằng phải bắt đầu E’tikaaf ngay sau Al-Fajr. Còn Abu Hanifah, Maalik, Al-Shaafi-y’ và Ahmad thì nói: Rasul e đã bắt đầu E’tikaaf trước mặt trời lặn mỗi khi muốn E’tikaaf một tháng hoặc mười ngày. Riêng Hadith trên không chứng minh được Rasul e đã bắt đầu E’tikaaf vào sau Al-Fajr, bởi Người đã bước vào Masjid trước Salah Al-Maghrib và ở đến sáng Al-Fajr hôm sau Người mới ẩn thân một mình, xa lánh tất cả.”

    Câu trả lời thứ hai: Ông Al-Qaadhy Abu Ya’la thuộc trường phái Imam Ahmad nói rằng: “Trước kia Rasul e đã E’tikaaf vào sáng ngày thứ hai mươi.”

    Ông Al-Sundy nói: “Câu trả lời thứ hai này cần xem xét lại, câu trả lời thứ nhất mới hợp lý và chí lý.”

    Sheikh Ibnu ﷻ‬’thaimeen đáp trong quyển Fatawa giải đáp việc nhịn chay trang 501, hỏi: Việc E’tikaaf bắt đầu khi nào ?

    Đáp:

    Theo đại đa số ﷻ‬’lama yêu cầu bắt đầu vào đêm hai mươi mốt chứ không phải vào sáng ngày hai mươi mốt. Tuy nhiên có một số ﷻ‬’lama đã yêu cầu bắt đầu vào sáng ngày hai mươi mốt, họ dựa theo câu nói của bà A’-y-shah c kể: “Trước kia, khi muốn E’tikaaf là Rasul e bắt đầu ngay sau khi hành lễ Salah Al-Fajr.” Nhưng câu nói này đã bị đại đa số ﷻ‬’lama bát bỏ bằng câu trả lời: Là đến sáng hôm sau Rasul e mới cách li hoàn toàn với mọi người chứ còn sự định tâm là Người đã định tâm trước mặt trời lặn của đêm trước, bởi mười ngày cuối được bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của đêm hai mươi mốt.

    Sheikh cũng nói ở trang 503: Việc E’tikaaf phải bắt đầu ngay lúc mặt trời lặn của đêm hai mươi mốt, bởi đó mới là thời gian bắt đầu của mười ngày cuối. Câu giải thích này không hề đối nghịch với câu nói của bà A’-y-shah c chỉ có khác nhau về ngôn từ. Cho nên chúng ta cần phải lấy ngôn từ nào chính xác nhất và đó là Hadith do Al-Bukhary (2041) ghi lại bà A’-y-shah đã kể: “Rasul đã E’tikaaf vào mỗi tháng Ramadan và sau khi hành lễ Salah Al-Fajr xong là người bước vào chổ dành riêng cho E’tikaaf.”

    Đối với câu: “sau khi hành lễ Salah Al-Fajr xong là người bước vào chổ dành riêng cho E’tikaaf” chứng tỏ Rasul e đã ở trong Masjid trước khi đi vào chổ dành riêng cho E’tikaaf bởi trong Hadith sử dụng ngôn từ “E’takafa” thuộc động từ quá khứ nên cần phải sử dụng nó đúng với ngôn từ đã dùng.

    Thứ hai: Thời gian ra Masjid.

    Rời khỏi Masjid sau khi mặt trời đã lặn vào ngày cuối cùng của tháng Ramadan.

    Sheikh Ibnu ﷻ‬’thaimeen đã trả lời cho câu: Người E’tikaaf phải rời Masjid sau khi mặt trời lặn của đêm tết hay là sau Salah Al-Fajr của ngày tết ?

    Đáp:

    Người E’tikaaf rời vị trí E’tikaaf sau khi Ramadan kết thúc và Ramadan kết thúc ngay khi mặt trời đã lặn của đêm tết.

    Theo bộ Fatawa của Hội Đồng Thường Trực (10/411) ghi rằng: “Kết thúc thời gian E’tikaaf vào mười ngày cuối Ramadan bằng mặt trời lặn của ngày cuối cùng.”

    Nếu người E’tikaaf muốn ở lại Masjid đến hành lễ Salah Al-Fajr và đi đến nơi hành lễ Salah tết cũng không sau. Đây là điều mà vài vị tiền nhân xưa kia đã khuyến khích.

    Imam Maalik nhìn nhận việc một số ﷻ‬’lama E’tikaaf mười ngày cuối Ramadan rằng họ không trở về gia đình cho đến khi họ cùng ăn với mọi người (vào Salah Al-Fajr của sáng hôm sau), Imam nói: “Đây là điều làm tôi rất yêu thích, bởi họ là nhóm người ngoan đạo đức hạnh.”

    Imam Al-Nawawy nói trong bộ Al-Majmu’ (6/323): Imam Al-Shaafi-y’ và nhóm bằng hữu của Người nói rằng: “Ai muốn bắt chước theo E’tikaaf của Rasul e vào mười ngày cuối Ramadan thì y phải vào Masjid trước mặt trời lặn của đêm hai mươi mốt để không bỏ lở bất cứ điều gì cả và rời khỏi Masjid sau mặt trời lặn của đêm tết dù đó là tháng thiếu hay tháng đủ. Nhưng tốt nhất là nên ở lại đến sáng để hành lễ Salah Al-Fajr rồi cùng rời khỏi Masjid đi đến nơi hành lễ Salah tết nếu mọi người hành Salah ở một nơi khác ngoài Masjid.”

    Chú ý: Người E’tikaaf muốn rời Masjid đi thẳng đến nơi hành lễ Salah tết, trước khi đi nên tắm rửa, ăn mặc đẹp và xịt dầu thơm bởi đây là Sunnah ngày tết.

    Trích từ Islam, hỏi và đáp

    dkf

    E’tikaaf Trong Phòng Nằm Trong Masjid

    Hỏi:

    E’tikaaf trong phòng bảo vệ nằm trong khuôn viên Masjid, và các cửa mở vẫn nằm trong Masjid, vậy E’tikaaf có đúng không ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Một phòng nằm ngay trong Masjid có các cửa mở đều nằm trong khuôn viên Masjid là thuộc về Masjid, dựa vào đây việc E’tikaaf được công nhận.

    Nếu phòng có một cửa nằm ngoài Masjid và một cửa nằm trong Masjid thì việc E’tikaaf trong nó không được công nhận.

    Trích từ Fatawa của Hội Đồng Thường Trực (10/411)

    dkf

    Người E’tikaaf Có Được Phép Rời Masjid

    Hỏi:

    Tôi muốn biết cách E’tikaaf trong Masjid vào mười ngày cuối Ramadan như thế nào? Tôi là một nhân viên phải làm việc từ sáng đến 2 giờ trưa, vậy tôi có phải ở trong Masjid suốt không ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Việc rời khỏi Masjid là đã làm hư việc E’tikaaf bởi E’tikaaf là phải ở suốt trong Masjid vì qui phục Allah.

    Ngoại trừ cần phải giải quyết chuyện riêng tư thật cần thiết như vệ sinh, tắm rửa, lấy Wudu, ăn uống khi không có ai mang đến hoặc những việc làm khác không thể làm trong Masjid.

    Bà A’-y-shah i kể: “Khi E’tikaaf là Rasul e không bước vào nhà ngoại trừ giải nhu cầu riêng.”([12])

    Ông Ibnu Qudaamah nói trong bộ Al-Mughny (4/466): “Ngụ ý của nhu cầu riêng là đi vệ sinh một nhu cầu thiết yếu của con người, riêng việc ăn uống nếu không có ai mang đến thì y được phép ra ngoài để ăn uống và những việc cá nhân khác không thể giải quyết được trong Masjid thì y được phép ra ngoài, việc ra ngoài đó không làm ảnh hưởng đến E’tikaaf của y.”

    dkf

    Người E’tikaaf Rời Khỏi Masjid Là Đã Làm Điều Hư E’tikaaf

    Hỏi:

    Người E’tikaaf có được phép thăm viếng Người bệnh hoặc đáp lại lời mời gọi hoặc giải quyết chuyện gia đình hoặc đi theo người chết hoặc đi đến công sở ?

    Đáp:

    Theo Sunnah (đường lối của Nabi e) người đang E’tikaaf không đi viếng thăm người bệnh, không đáp lại lời mời, không giải quyết chuyện gia đình, không theo người chết đến mộ cũng không đi đến công sở trong suốt thời gian E’tikaaf, bởi được truyền lại từ bà A’-y-shah i đã nói: “Theo Sunnah là người đang E’tikaaf không đi thăm viếng người bệnh, không đi theo người chết đến mộ, không gần gủi cũng không mơn trớn vợ, và cũng không đi ra khỏi Masjid trừ phi bắt buộc phải đi.”([13])

    Phúc đáp từ Hội Đồng Thường Trực Nghiên Cứu & Phúc đáp (10/410)

    Trích từ Islam,hỏi và đáp

    Giáo Lý E’tikaaf & Bằng Chứng

    Hỏi:

    Giáo lý E’tikaaf ra sao ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Thứ nhất: Việc E’tikaaf là điều được phép làm với các bằng chứng từ Qur’an, từ Sunnah và từ sự thống nhất.

    + Từ Qur’an: Allah phán:

    ﴿وَعَهِدۡنَآ إِلَىٰٓ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ وَإِسۡمَٰعِيلَ أَن طَهِّرَا بَيۡتِيَ لِلطَّآئِفِينَ وَٱلۡعَٰكِفِينَ وَٱلرُّكَّعِ ٱلسُّجُودِ١٢٥﴾ البقرة: ١٢٥

    {Và TA đã bắt buộc Ibrahim và Isma-e’l (con trai Y) phải giữ ngôi đền của TA luôn sạch sẽ để tiếp đón mọi người đến Tawwaaf xung quanh nó, người đến E’tikaaf và người đến hành lễ Salah.} Al-Baqarah: 125 (chương 2), Allah phán ở chương khác:

    ﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ البقرة: ١٨٧

    {Và các ngươi chớ quan hệ với các bà vợ của các ngươi trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid.} Al-Baqarah: 187 (chương 2).

    + Từ Sunnah: Bà A’-y-shah i kể: “Lúc sinh thời, Rasul e luôn E’tikaaf vào mười ngày cuối Ramadan cho đến ngày trở về với Allah, rồi đến các bà vợ Người tiếp tục E’tikaaf sau Người.”([14])

    + Từ sự thống nhất:

    Được truyền lại từ giới ﷻ‬’lama điển hình như Al-Nawawy, Ibnu Qudaamah, Sheikh Ibnu Taimiyah và những người khác đồng thống nhất rằng việc E’tikaaf là điều được phép.([15])

    Sheikh Ibnu Baaz nói trong Bộ Fatawa (15/437): “Không gì phải nghi ngờ rằng E’tikaaf trong các Masjid là một trong cách kính dâng lễ Allah việc hành đạo, được phép E’tikaaf trong Ramadan và các tháng khác nhưng trong Ramadan là tốt nhất.”

    Thứ hai: Giáo lý E’tikaaf.

    Trong nguyên thủy E’tikaaf là Sunnah khuyến khích làm, ngoại trừ ai nguyện sẽ làm thì nó trở thành điều bắt buộc, bởi Nabi e đã nói:

    ((مَنْ نَذَرَ أَنْ يُطِيعَ اللهَ فَلْيُطِعْهُ، وَمَنْ نَذَرَ أَنْ يَعْصِيَهُ فَلا يَعْصِهِ))

    “Ai nguyện sẽ hành đạo vì Allah thì hãy thực hành đi và ai nguyện sẽ làm tội lỗi với Allah thì chớ có làm nó.” ([16])

    Và bởi ông ﷻ‬’mar đã hỏi: Thưa Rasul, trong thời tiền Islam tôi đã nguyện sẽ E’tikaaf một đêm trong Masjid Al-Haram. Rasul e đáp:

    ((أَوْفِ بِنَذْرِكَ))

    “Vậy, anh hãy thực hiện đi lời nguyện đó.”([17])

    Ông Ibnu Al-Munzir nói trong quyển: Al-Ijma’ trang 53: “Được thống nhất rằng việc E’tikaaf không bắt buộc mọi người phải E’tikaaf ngoại trừ ai nguyện bản thân phải làm thì nó trở thành điều bắt buộc dành riêng y.”

    Tham khảo thêm quyển Giáo lý E’tikaaf của tiến sĩ Khaalid Al-Mushaiqeh trang 31.

    Trích từ Islam, hỏi và đáp

    dkf

    Thời Gian Ngắn Nhất Của E’tikaaf

    Hỏi:

    Thời gian ngắn nhất của E’tikaaf là bao lâu, có được phép E’tikaaf trong khoảng thời gian ngắn hay bắt buộc E’tikaaf là phải vài ngày ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Giới ﷻ‬’lama có nhiều ý kiến về thời gian ngắn nhất của E’tikaaf:

    Theo đại đa số ﷻ‬’lama như trường phái Abu Hanifah, Imam Al-Shaafi-y’ và Imam Ahmad là thời lượng ngắn nhất là vài phút.([18])

    Imam Nawawy nói trong bộ Al-Majmu’ (6/514): “Thời lượng E’tikaaf giống như những gì đại đa số ﷻ‬’lama đã nói dù chỉ E’tikaaf một giờ hoặc chỉ vài phút nhưng phải ở trong Masjid.”

    Họ dẫn chứng như sau:

    1- Chữ E’tikaaf theo ngôn từ Ả Rập có nghĩa là ở trong nó, thì việc ở lại ít hay nhiều gì đều hợp lệ, vả lại trong giáo lý không qui định thời gian nhất định.

    Ông Ibnu Hazm nói: “Chữ E’tikaaf theo ngôn từ Ả Rập có nghĩa là ở trong nó... thì việc ở lại trong Masjid bằng định tâm hành đạo vì Allah dù thời gian ít hay nhiều gì cũng đều được gọi là E’tikaaf, bởi trong Qur’an và Sunnah không qui định thời lượng và thời gian.”([19])

    2- Ông Ibnu Abu Shaibah ghi lại từ Ya’la bin Umaiyah nói: “Tôi ở trong Masjid một giờ và tôi chỉ ở vì E’tikaaf.” Câu nói này đã được Ibnu Hazm dẫn chứng trong bộ Al-Muhla (5/179) và Ibnu Al-Haafidh ghi trong Al-Fat-h.

    Câu: “một giờ” có nghĩa là một khoảng thời gian ngắn chứ không phải một giờ gồm sáu mươi phút như ngày nay sử dụng.

    Có số ít ﷻ‬’lama khác đã nói thời gian ngắn nhất của E’tikaaf là một ngày. Đây là câu nói của Abu Hanifah và vài người thuộc trường phái Imam Maalik.

    Sheikh Ibnu Baaz nói trong bộ Majmu’ Al-Fatawa (15/441): “E’tikaaf là ở trong Masjid để hành đạo vì Allah với khoảng thời gian dù dài hay ngắn, bởi theo tôi biết trong giáo lý không ấn định phải E’tikaaf một ngày hoặc hai ngày hoặc nhiều hơn thế. Đây là việc hành đạo được phép làm, riêng ai dù nam hay nữ đã nguyện phải E’tikaaf thì nó trở thành việc bắt buộc đối với họ.” Trích từ Islam, hỏi và đáp.

    Ân Phước Của E’tikaaf

    Hỏi:

    Việc E’tikaaf có ân phước như thế nào ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Thứ nhất: E’tikaaf là việc làm được phép và là việc hành đạo vì Allah Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao.

    Được truyền lại rất nhiều Hadith khuyến khích hành đạo Sunnah vì Allah trong đó có E’tikaaf:

    Ông Abu Hurairah t thuật lại lời Rasul e trong Hadith Qudsy:

    ((وَمَا تَقَرَّبَ إِلَيَّ عَبْدِي بِشَيْءٍ أَحَبَّ إِلَيَّ مِمَّا افْتَرَضْتُ عَلَيْهِ. وَمَا يَزَالُ عَبْدِي يَتَقَرَّبُ إِلَيَّ بِالنَّوَافِلِ حَتَّى أُحِبَّهُ، فَإِذَا أَحْبَبْتُهُ كُنْتُ سَمْعَهُ الَّذِي يَسْمَعُ بِهِ، وَبَصَرَهُ الَّذِي يُبْصِرُ بِهِ، وَيَدَهُ الَّتِي يَبْطِشُ بِهَا، وَرِجْلَهُ الَّتِي يَمْشِي بِهَا. وَإِنْ سَأَلَنِي لَأُعْطِيَنَّهُ، وَلَئِنْ اسْتَعَاذَنِي لَأُعِيذَنَّهُ))

    “Và Ai chống đối lại Waly (tức người được Allah bảo hộ) thì Ngài sẽ công khai khai chiến với y. Không điều gì mà bề tôi TA dâng hiến được TA yêu thích bằng điều TA bắt buộc họ làm. Và bề tôi của TA không ngừng dâng hiến cho TA bằng nhiều điều khuyến khích cho đến khi TA thương yêu y, một khi TA yêu thương y thì TA bảo vệ sự nghe, sự thấy, tay và chân của khi không làm điều Harom (bị cấm). Nếu y cầu xin TA điều gì chắc chắn TA sẽ đáp lại ngay cho y và nếu y cầu xin TA che chở chắc chắn TA che chở cho y ngay.”([20])

    Thứ hai: Tất cả Hadith nói về ân phước E’tikaaf đều là Hadith yếu hoặc là Hadith bịa đặt. Ông Abu Dawood kể: Tôi đã hỏi Ahmad (tức Imam Ahmad bin Hambal) anh có biết gì về ân phước của việc E’tikaaf không ? Imam Ahmad đáp: Không, chỉ có những Hadith yếu mới nói đến.([21])

    Trong các Hadith đó là:

    1- Do Ibnu Maajah (1781) ghi lại từ Ibnu A’bbaas dẫn lời Rasul e nói về E’tikaaf: “Tội lỗi sẽ bị cấm gia tăng thêm và y được ban thưởng tương ứng với việc hành đạo của người hành đạo.” Hadith bị Al-Albany cho rằng yếu.

    2- Do Al-Tabarany, Al-Haakim và Al-Baihaqy đồng thời ông cho rằng đây là Hadith yếu, từ ông Ibnu A’baas dẫn lời Rasul e: “Ai E’tikaaf một ngày vì Allah sẽ được Ngài tạo ra giữa y và hỏa ngục ba cái mương với khoảng cách xa hơn hai hướng đông tây.”

    3- Do Al-Dailamy ghi lại từ bà A’-y-shah i dẫn lời Rasul e: “Ai E’tikaaf bằng cả lòng tin và hi vọng vào phần thưởng nơi Allah sẽ được xóa mọi tội lỗi đã từng phạm.” Hadith bị Al-Albaany cho là yếu trong bộ Al-Jaame’ (5442).

    4- Do Al-Baihaqy ghi lại và tự xác định là Hadith yếu ghi lại từ Al-Husain bin Aly k dẫn lời Rasul e: “Ai E’tikaaf vào mười ngày của Ramadan giống như đã thi hành được hai lần Haj và hai lần ﷻ‬’mrah.” Hadith bị Al-Albaany cho là Hadith yếu trong bộ Al-Silsilah Al-Dha-i’fah (518) và ông nói: “Đây là điều bịa đặt.”

    Trích từ Islam, hỏi và đáp

    dkf

    Chỉ E’tikaaf Chỉ Được Trong Ba Masjid

    Hỏi:

    Tôi có nghe được một Hadith nói rằng, việc E’tikaaf chỉ được công nhận ở ba Masjid: Masjid Al-Haram (Makkah), Masjid Al-Nabawy (Madinah) và Masjid Al-Aqsa (Palestine), xin hỏi Hadith này có đúng không vậy ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    Thứ nhất: Hadith này đã được Al-Baihaqy (4/315) ghi lại từ ông Huzaifah rằng ông đã nói với Abdullah bin Mas-u’d: Tôi đã đi ngang qua Masjid của anh và Masjid của Abu Musa thấy một số người đang E’tikaaf trong đó, nhưng tôi đã nghe được Rasul e nói rằng:

    ((لَا اعْتِكَافَ إِلَّا فِي الْمَسَاجِدِ الثَّلَاثَةِ: المَسْجِدِ الْحَرَامِ وَمَسْجِدِ النَّبِيِّ e وَمَسْجِدِ بَيْتِ الْمَقْدِسِ))

    “Việc E’tikaaf không được công nhận ngoại trừ ở trong ba Masjid: Masjid Al-Haram, Masjid của Nabi e và Masjid Baitul Maqdis .” Ông Abdullah bin Mas-u’d lên tiếng: “Có lẽ anh đã quên và thuộc sai còn mọi người mới thuộc đúng.” Hadith được Al-Albaany xác thực là chính xác trong bô Silsalah Al-Ahaadith Al-Sahihah (2876).

    Thứ hai: Về giáo lý của vấn đề thì được đại đa số ﷻ‬’lama cho rằng: Việc E’tikaaf không bắt buộc phải ở trong ba Masji đã nêu với dẫn chứng là Allah đã phán:

    ﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ البقرة: ١٨٧

    {Và các ngươi chớ quan hệ với các bà vợ của các ngươi trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid.} Al-Baqarah: 187 (chương 2).

    Câu: {trong các Masjid} tức trong bất cứ Masjid nào, bởi đây là câu nói chung chung ngoại trừ E’tikaaf trong Masjid không tiến hành dâng lễ Salah tập thể thứ sáu trong khi người E’tikaaf lại thuộc người bắt buộc dẫn lễ Salah tập thể thứ sáu thì E’tikaaf mới vô hiệu.

    Imam Al-Bukhary đã ghi trong quyển sách của ông: Chương E’tikaaf vào mười ngày cuối và việc E’tikaaf được phép làm trong bất cứ Masjid nào, bởi Allah đã phán:

    ﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ تِلۡكَ حُدُودُ ٱللَّهِ فَلَا تَقۡرَبُوهَاۗ كَذَٰلِكَ يُبَيِّنُ ٱللَّهُ ءَايَٰتِهِۦ لِلنَّاسِ لَعَلَّهُمۡ يَتَّقُونَ ١٨٧﴾ البقرة: ١٨٧

    {Và các ngươi chớ quan hệ với các bà vợ của các ngươi trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid. Đấy là những giới luật do Allah qui định. Thế nên các người chớ có đến gần. Thế đó Allah phân tích rõ ràng mọi dấu hiệu của Ngài cho nhân loại rành mạch mong rằng thiên hạ biết kính sợ.} Al-Baqarah: 187 (chương 2). Với ý nghĩa này mà mọi người Muslim đã E’tikaaf trong các Masjid trên ngay quê hương mình. Tương tự Al-Tahaawy đã nói trong quyển Mushkil Al-Athaar 94/205).

    Sheikh Ibnu ﷻ‬’thaimeen đã đáp về câu hỏi: Giáo lý ra sao khi chỉ E’tikaaf trong ba Masjid: Masjid Al-Haram, Masjid Al-Nabawy và Masjid Al-Aqsa. Cầu xin Allah ban mọi điều tốt đẹp cho Sheikh ?

    Đáp:

    Việc E’tikaaf ở các Masjid khác ngoài ba Masjid Masjid Al-Haram, Masjid Al-Nabawy và Masjid Al-Aqsa là điều được phép, không nhất thiết phải đến ba Masjid nêu trên để E’tikaaf. Đây là ý kiến của các Imam tiếng tăm như Abu Hanifah, Maalik, Al-Shaafi-y, Ahmad và những Imam khác, bởi Allah đã phán:

    ﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ تِلۡكَ حُدُودُ ٱللَّهِ فَلَا تَقۡرَبُوهَاۗ كَذَٰلِكَ يُبَيِّنُ ٱللَّهُ ءَايَٰتِهِۦ لِلنَّاسِ لَعَلَّهُمۡ يَتَّقُونَ ١٨٧﴾ البقرة: ١٨٧

    {Và các ngươi chớ quan hệ với các bà vợ của các ngươi trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid. Đấy là những giới luật do Allah qui định. Thế nên các người chớ có đến gần. Thế đó Allah phân tích rõ ràng mọi dấu hiệu của Ngài cho nhân loại rành mạch mong rằng thiên hạ biết kính sợ.} Al-Baqarah: 187 (chương 2).

    Câu: {trong các Masjid} là câu nói chung chung bao gồm tất cả mọi Masjid trên trái đất và dành cho tất cả tín đồ của cộng đồng Islam đang nhịn chay dù đang ở đâu. Vì vậy, thấy được ở đoạn cuối cùng sau khi nói về sự nhịn chay Allah phán:

    ﴿تِلۡكَ حُدُودُ ٱللَّهِ فَلَا تَقۡرَبُوهَاۗ كَذَٰلِكَ يُبَيِّنُ ٱللَّهُ ءَايَٰتِهِۦ لِلنَّاسِ لَعَلَّهُمۡ يَتَّقُونَ ١٨٧﴾ البقرة: ١٨٧

    {Đấy là những giới luật do Allah qui định. Thế nên các người chớ có đến gần. Thế đó Allah phân tích rõ ràng mọi dấu hiệu của Ngài cho nhân loại rành mạch mong rằng thiên hạ biết kính sợ.} Al-Baqarah: 187 (chương 2).

    Sẽ rất là xa vời nếu Allah chỉ dành riêng lời khuyến cáo này cho nhóm người nhất định trong cộng đồng Islam.

    Còn Hadith của Huzaifah bin Al-Yamaan:

    ((لَا اعْتِكَافَ إِلَّا فِي الْمَسَاجِدِ الثَّلَاثَةِ))

    “Việc E’tikaaf không được công nhận ngoại trừ ở trong ba Masjid.” Hadith này chỉ nói về sự hoàn hảo, sự trọn vẹn và đầy đủ, bởi đây là ba Masjid thiêng liêng, linh thiêng và cao quí. Hadith này chỉ phủ nhận sự hoàn hảo của việc E’tikaaf chứ không hề phủ nhận ân phước của E’tikaaf, giống như Nabi e đã nói:

    ((لَا صَلَاةَ بِحَضْرَةِ طَعَامٍ))

    “Không có Salah khi thức ăn được dọn ra.”

    Theo nguyên thủy là phủ nhận ý nghĩa thật sự của Hadith nhưng khi tìm thấy điều khác chứng tỏ không phải thì chúng ta cần phải làm theo. Tương tự giống như Hadith của Huzaifah. Chỉ Allah mới am tường tất cả. Trích từ Fatawa nhịn chay trang 493.

    Sheikh Ibnu Baaz đã đáp cho câu hỏi: Về Hadith:

    ((لَا اعْتِكَافَ إِلَّا فِي الْمَسَاجِدِ الثَّلَاثَةِ: المَسْجِدِ الْحَرَامِ وَمَسْجِدِ النَّبِيِّ e وَمَسْجِدِ بَيْتِ الْمَقْدِسِ))

    Hadith này xác thực hay không, và việc E’tikaaf chỉ được công nhận khi E’tikaaf ở ba Masjid này chăng ?

    Đáp:

    Được phép E’tikaaf ở các Masjid khác ngoài ba Masjid nêu trên với điều kiện phải là Masjid dâng lễ Salah tập thể thứ sáu, nếu Masjid không dâng lễ tập thể thứ sáu thì E’tikaaf đó vô hiệu. Nếu như ai đó nguyện phải E’tikaaf ở ba Masjid trên thì bắt buộc y phải thực hiện lời nguyện.

    Trích từ bộ Majmu’ Fatawa của Ibnu Baaz (15/444).

    Trích từ Islam, hỏi và đáp

    dkf

    E’tikaaf Được Phép Trong Ramadan & Các Tháng Khác

    Hỏi:

    Việc E’tikaaf chỉ dành riêng trong tháng Ramadan hay trong bất cứ tháng nào cũng được ?

    Đáp:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah.

    E’tikaaf là việc hành đạo Sunnah được phép thực hiện trong mọi thời gian nhưng trong Ramadan sẽ tốt nhất và đặc biệt là trong mười ngày cuối của Ramadan.

    Bằng chứng là dựa vào các bằng chứng nói chung chung về việc khuyến khích E’tikaaf, và ý nghĩa của bằng chứng bao hàm trong Ramadan và ngoài Ramadan.

    Imam Al-Nawawy nói trong Al-Majmu’ (6/501): “E’tikaah là việc hành đạo Sunnah được giới ﷻ‬’lama thống nhất, chỉ bắt buộc đối với người nào nguyện mà thôi. Khuyến khích E’tikaaf nhiều hơn đặc biệt là trong mười ngày cuối Ramadan.”

    Imam nói tiếp (6/514): “Tốt nhất là E’tikaaf lúc đang nhịn chay, tốt nhất là trong Ramadan và đặc biệt là trong mười ngày cuối.”

    Sheikh Al-Albaany nói về đứng hành lễ trong Ramadan: “E’tikaaf là việc hành đạo Sunnah trong Ramadan và những ngày tháng khác trong năm, bởi trong nguyên thủy Allah phán:

    ﴿وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ البقرة: ١٨٧

    {trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid} Al-Baqarah: 187 (chương 2). Ngoài ra còn được rất nhiều Hadith Saheeh nói về E’tikaaf của Nabi e và hành động của tiền nhân đức hạnh.”

    Được ghi lại trong hai bộ Saheeh Al-Bukhary và Saheeh Muslim: Là Rasul e đã từng E’tikaaf mười ngày trong tháng Shawwaal (tháng 10).

    Và bởi ông ﷻ‬’mar đã hỏi: Thưa Rasul, trong thời tiền Islam tôi đã nguyện sẽ E’tikaaf một đêm trong Masjid Al-Haram. Rasul e đáp:

    ((أَوْفِ بِنَذْرِكَ))

    “Vậy, anh hãy thực hiện đi lời nguyện đó.” Thế là tôi đã E’tikaaf một đêm.([22])

    Bằng chứng việc E’tikaaf trong Ramadan, Hadith từ Abu Hurairah kể: “Trước kia, Rasul e đã E’tikaaf mười ngày trong Ramadan và đến năm Người từ trần Người E’tikaaf đến hai mươi ngày.”([23])

    Tốt nhất là E’tikaaf trong mười ngày cuối Ramadan, bởi xưa kia Rasul e chọn lấy E’tikaaf và mười ngày cuối cho đến khi trở về với Allah.

    Sheikh Ibnu Baaz nói trong Majmu’ Al-Fatawa (15/437): “Không gì còn nghi vấn việc E’tikaaf là một trong các hình thức hành đạo, E’tikaaf tốt nhất là trong Ramadan nhưng được phép thực hiện trong Ramadan và ngoài Ramadan.”

    Tham khảo sách giáo lý E’tikaaf của tiến sĩ Khaalid Al-Mushaiqeh trang 41.

    Trích từ Islam, hỏi và đáp

    dkf

    E’tikaaf Của Nam và Nữ Chỉ Được Ở Masjid

    Hỏi:

    Phụ nữ có được E’tikaaf trong nhà của cô ta không ?

    Đáp:

    Giới ﷻ‬’lama đồng thống nhất việc E’tikaaf của nam giới chỉ được công nhận khi E’tikaaf ở Masjid, bởi Allah đã phán:

    ﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ البقرة: ١٨٧

    {Và các ngươi chớ quan hệ với các bà vợ của các ngươi trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid.} Al-Baqarah: 187 (chương 2). Câu kinh qui định phải E’tikaaf ở Masjid. Tham khảo thêm trong Al-Mughny (4/461).

    + Riêng phụ nữ thì có hai ý kiến:

    # Theo đại đa số ﷻ‬’lama cho rằng việc E’tikaaf của phụ nữ cũng giống như nam giới, tức phải E’tikaaf trong Masjid bởi câu kinh mang ý nghĩa chung chung: {Và các ngươi chớ quan hệ với các bà vợ của các ngươi trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid.} Al-Baqarah: 187 (chương 2).

    Và vì các bà vợ của Rasul e đã xin phép Người được E’tikaaf trong Masjid và Rasul e đã đồng ý cho các bà. Đến sau khi Rasul e qua đời các bà đã E’tikaaf trong Masjid.

    Nếu việc E’tikaaf của phụ nữ trong nhà được phép là Rasul e đã giải thích rõ cho các bà vợ của Người rồi, vả lại việc phụ nữ ẩn mình trong nhà tốt hơn nhiều việc họ đến Masjid.

    # Theo vài ﷻ‬’lama khác thì cho rằng phụ nữ được phép E’tikaaf tại nhà, ở tại nơi mà cô ta chọn lấy hành lễ Salah.

    Nhưng ý kiến này đã bị đại đa số ﷻ‬’lama bát bỏ, họ nói: Nơi hành lễ của phụ nữ tại nhà có thể gọi là Masjid nhưng nó không hoàn toàn là Masjid thật sự, bởi khi có kinh nguyệt và bị Junub cô vẫn được tới lui nơi hành lễ Salah trong nhà còn Masjid là tuyệt đối không.([24])

    Imam Al-Nawawy nói trong Al-Majmu’ (6/505): “Việc E’tikaaf của nam và nữ chỉ được công nhận khi E’tikaaf ở Masjid, còn việc E’tikaaf tại nơi hành lễ Salah trong nhà của hai người họ hoàn toàn vô hiệu.”

    Sheikh Ibnu ﷻ‬’thaimeen đáp trong Majmu’ Al-Fatawa (20/264) về câu hỏi: Khi phụ nữ muốn E’tikaaf thì E’tikaaf ở đâu ?

    Đáp:

    Khi phụ nữ muốn E’tikaaf thì phải đến Masjid nhưng chỉ được E’tikaaf trong khoảng thời gian sạch sẽ, còn trong thời gian kinh nguyệt là tuyệt đối không.

    Ghi nhận trong bộ Al-Mawsu-a’h Al-Fiqhiyah (5/212): “Giới ﷻ‬’lama có bất đồng ý kiến về việc E’tikaaf của phụ nữ: Theo đại đa số ﷻ‬’lama thì cho rằng phụ nữ phải E’tikaaf như nam giới tức E’tikaaf trong Masjid. Dựa vào câu nói này chứng minh việc E’tikaaf của phụ nữ trong nhà của cô ta là vô hiệu bởi có người hỏi Ibnu A’bbaas về một người phụ nữ nguyện E’tikaaf trong nhà cô ta. Ibnu A’bbaas nói: Đó là Bid-a’h và việc làm Allah ghét nhất là điều Bid-a’h. Cho nên không được phép E’tikaaf ngoại trừ trong Masjid có dâng lễ Salah tập thể thứ sáu, bởi nơi hành lễ Salah trong nhà không được gọi là Masjid, vì nơi đó người bị Junub và đang chu kỳ kinh được phép đi vào. Tương tự nếu ở nhà được phép là các bà mẹ của nhóm người có đức tin đã làm rồi dù chỉ một lần để chứng minh là được phép, nhưng họ không làm.”

    Trích từ Islam, hỏi và đáp.

    dkf

    ([1]) Hadith do Abu Dawood 2473 ghi lại.

    ([2]) Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại.

    ([3]) Hadith do Al-Bukhary (2040) ghi lại.

    ([4]) Trích từ bộ Fat-h Al-Baary.

    ([5]) Hadith do Muslim (1167) ghi lại.

    ([6]) Hadith do Al-Bukhary (2029) và Muslim (297) ghi lại.

    ([7]) Hadith do Al-Bukhary (2028) và Muslim (297) ghi lại.

    ([8]) Hadith do Abu Dawood 2473 ghi lại và được Al-Albaany xác thực.

    ([9]) Hadith do Al-Bukhary (2035) và Muslim (2175) ghi lại.

    ([10]) Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại.

    ([11]) Tham khảo thêm ở bộ Al-Mughny (4/489).

    ([12]) Hadith do Al-Bukhary (2092) và Muslim (297) ghi lại.

    ([13]) Hadith do Abu Dawood 2473 ghi lại.

    ([14]) Hadith do Al-Bukhayr (2026) và Muslim (1172) ghi lại.

    ([15]) Tham khảo thêm ở bộ Al-Majmu’ (6/404), bộ Mughny (4/456), bộ Sharh Al-Umdah (2/711).

    ([16]) Hadith do Al-Bukhary (6696) ghi lại.

    ([17]) Hadith do Al-Bukhary (6697) ghi lại.

    ([18]) Trích từ Al-Dar Al-Mukhtaar (1/445), Al-Majmu’ (6/489) và Al-Insaaf (7/566).

    ([19]) Trích từ Al-Huhla (5/179) ghi lại.

    ([20]) Hadith do Al-Bukhary (6502) ghi lại.

    ([21]) Trích từ các câu hỏi của Abu Dawood trang 96.

    ([22]) Hadith do Al-Bukhary (6697) ghi lại.

    ([23]) Hadith do Al-Bukhary ghi lại.

    ([24]) Tham khảo thêm Al-Mughny (4/464).